Hiện tượng đau mỏi vai gáy hầu như tất cả chúng ta đều mắc phải, nhưng tỉ lệ nữ giới bị căn bệnh này tấn công cao hơn hẳn so với nam giới. Vậy tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy, và chúng ta có cách nào khắc phục vấn đề này hay không?

 
Tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy

Tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy?


Các triệu chứng đau vai gáy ở nữ giới có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Các nghiên cứu về căn bệnh này cho thấy rằng yếu tố cơ địa kết hợp với thói quen vận động của nữ giới chính là nguyên nhân làm hiện tượng đau mỏi vai gáy xảy ra phổ biến hơn.

- Ảnh hưởng từ yếu tố cơ địa: Xương của nữ giới có cấu tạo ngắn và mỏng hơn nhiều so với nam giới. Chính đặc điểm cơ địa này khiến cho sức khỏe của nữ giới yếu hơn, nếu vận động mạnh cũng sẽ dễ xảy ra chấn thương hơn. Nếu cùng làm một công việc với cường độ như nhau thì nữ giới thường bị đau vai gáy nhiều hơn nam giới.

- Quá trình mang thai và sinh con: Trong thời gian mang bầu, cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi cả về cân nặng, hooc môn, nội tiết tố, tâm sinh lý và cả sức khỏe. Đau vai gáy là hiện tượng thường thấy ở 80% phụ nữ mang thai. Sau khi sinh con, hiện tượng này có thể chấm dứt hoặc không, đôi khi là hình thành các bệnh lý liên quan đến xương khớp cần được điều trị cụ thể.

- Thói quen vận động: Nữ giới hoạt động thể thao ít hơn nam giới, điều này khiến cơ thể khó có được sự dẻo dai, do đó hay bị đau nhức khi phải làm việc nhiều. Tuy nhiên, nữ giới lại hay phải làm nội trợ, chính những công việc không tên này lại là nguyên nhân làm họ bị đau vai gáy.

- Bệnh béo phì: Theo thống kê, có khoảng 60% phụ nữ trên 40 tuổi gặp phải các vấn đề về cân nặng. Việc này cũng tạo điều kiện cho bệnh xương khớp, trong đó có đau vai gáy phát triển.

Nữ giới khắc phục chứng đau vai gáy bằng cách nào?


Chúng ta không thể phòng đau vai gáy bằng cách tiêm vacxin giống như nhiều bệnh khác, do đó việc phòng tránh hầu hết phụ thuộc vào bản thân người bệnh.

Có thể nói phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất hiện nay là ăn uống đủ chất, kiểm soát cân nặng và tập thể dục thể thao đều đặn. Nên tạo cho mình thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các môn yoga, bơi lội, đạp xe hay đi bộ. Nếu phải làm việc, hãy bố trí cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi để chúng phục hồi các tổn thương.

Tham khảo thêm: Phòng tránh và chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ


Khi thấy các triệu chứng đau vau gáy kéo dài trên 3 ngày theo xu hướng ngày càng nặng thì rất có thể bạn đã mắc bệnh xương khớp. Khi đó, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị cụ thể. Việc lạm dụng thuốc giảm đau trong trường hợp này có thể làm tình hình càng tồi tệ hơn.

Tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy

Hiện tượng đau mỏi vai gáy hầu như tất cả chúng ta đều mắc phải, nhưng tỉ lệ nữ giới bị căn bệnh này tấn công cao hơn hẳn so với nam giới. Vậy tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy, và chúng ta có cách nào khắc phục vấn đề này hay không?

 
Tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy

Tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy?


Các triệu chứng đau vai gáy ở nữ giới có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Các nghiên cứu về căn bệnh này cho thấy rằng yếu tố cơ địa kết hợp với thói quen vận động của nữ giới chính là nguyên nhân làm hiện tượng đau mỏi vai gáy xảy ra phổ biến hơn.

- Ảnh hưởng từ yếu tố cơ địa: Xương của nữ giới có cấu tạo ngắn và mỏng hơn nhiều so với nam giới. Chính đặc điểm cơ địa này khiến cho sức khỏe của nữ giới yếu hơn, nếu vận động mạnh cũng sẽ dễ xảy ra chấn thương hơn. Nếu cùng làm một công việc với cường độ như nhau thì nữ giới thường bị đau vai gáy nhiều hơn nam giới.

- Quá trình mang thai và sinh con: Trong thời gian mang bầu, cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi cả về cân nặng, hooc môn, nội tiết tố, tâm sinh lý và cả sức khỏe. Đau vai gáy là hiện tượng thường thấy ở 80% phụ nữ mang thai. Sau khi sinh con, hiện tượng này có thể chấm dứt hoặc không, đôi khi là hình thành các bệnh lý liên quan đến xương khớp cần được điều trị cụ thể.

- Thói quen vận động: Nữ giới hoạt động thể thao ít hơn nam giới, điều này khiến cơ thể khó có được sự dẻo dai, do đó hay bị đau nhức khi phải làm việc nhiều. Tuy nhiên, nữ giới lại hay phải làm nội trợ, chính những công việc không tên này lại là nguyên nhân làm họ bị đau vai gáy.

- Bệnh béo phì: Theo thống kê, có khoảng 60% phụ nữ trên 40 tuổi gặp phải các vấn đề về cân nặng. Việc này cũng tạo điều kiện cho bệnh xương khớp, trong đó có đau vai gáy phát triển.

Nữ giới khắc phục chứng đau vai gáy bằng cách nào?


Chúng ta không thể phòng đau vai gáy bằng cách tiêm vacxin giống như nhiều bệnh khác, do đó việc phòng tránh hầu hết phụ thuộc vào bản thân người bệnh.

Có thể nói phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất hiện nay là ăn uống đủ chất, kiểm soát cân nặng và tập thể dục thể thao đều đặn. Nên tạo cho mình thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các môn yoga, bơi lội, đạp xe hay đi bộ. Nếu phải làm việc, hãy bố trí cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi để chúng phục hồi các tổn thương.

Tham khảo thêm: Phòng tránh và chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ


Khi thấy các triệu chứng đau vau gáy kéo dài trên 3 ngày theo xu hướng ngày càng nặng thì rất có thể bạn đã mắc bệnh xương khớp. Khi đó, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị cụ thể. Việc lạm dụng thuốc giảm đau trong trường hợp này có thể làm tình hình càng tồi tệ hơn.
Đọc thêm..
Yếu tố cơ địa kết hợp với các điều kiện thuận lợi ngoài môi trường sẽ khiến phụ nữ bị đau vai gáy cao hơn nam giới gấp nhiều lần. Bởi vậy, tìm hiểu về cách phòng tránh và chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ để giúp cho một nửa thế giới của chúng ta có một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn là việc làm rất cần thiết.

Xem thêm:
 
Phòng tránh và chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ

Phòng tránh đau vai gáy ở phụ nữ


Đến nay, chúng ta vẫn chưa có vacxin phòng bệnh đau vai gáy ở phụ nữ, mọi biện pháp phòng bệnh khác cũng không cho hiệu quả toàn diện. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều, nó vẫn có công dụng bảo vệ sức khỏe.

Chế độ ăn uống khoa học với phụ nữ không chỉ là một phương pháp phòng bệnh mà còn là cách làm đẹp đơn giản và hiệu quả. Để phòng bệnh đau vai gáy, phụ nữ nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải. Ngoài ra nên chú ý uống đủ mỗi ngày 2 lít nước.

Cần cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày để duy trì sự linh hoạt và dẻo dai của cơ thể. Phụ nữ không nhất thiết phải tham gia những môn đòi hỏi nhiều sức lực mà chỉ cần tập những môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội.

Cần để cổ, vai gáy hoạt động đúng tư thế. Tránh hiện tượng để vùng này bị gãy gập do ngủ gục trên bàn, gối đầu trên gối cao hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Với chị em làm văn phòng, nên đi lại hoặc vận động xoay cổ nhẹ nhàng sau khoảng 45 phút làm việc để làm giảm áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh vùng vai gáy.

Sau quá trình mang thai và sinh con, cơ thể vốn yếu ớt của phụ nữ sẽ càng trở nên nhạy cảm hơn. Đây cũng là lúc những cơn đau vai gáy có cơ hội tấn công người bệnh. Bởi vậy, việc quan tâm đến sức khỏe trong thời gian này càng quan trọng.

Chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ như thế nào?


Việc chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ muốn đạt hiệu quả cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý như làm việc sai tư thế, ngồi lâu trong môi trường điều hòa có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thay đổi thói quen vận động. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng đã nặng thì phương pháp này không thật sự khả quan.

Sử dụng thuốc là phương án điều trị bắt buộc với đau vai gáy ở phụ nữ bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý. Hơn nữa, các bệnh gây ra chứng đau vai gáy đa số đều là bệnh mạn tính (thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ) nên việc điều trị đòi hỏi phải theo đuổi lâu dài, nhiều khi là điều trị suốt đời.

Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc (Đông y hoặc Tây y), dùng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để khắc phục khi bệnh quá nặng. Tuy nhiên, tất cả những phương pháp này đều phải được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh lý mà quá trình trị bệnh đau vai gáy ở phụ nữ sẽ mất thời gian chờ đợi kết quả khác nhau. Có những trường hợp dùng thuốc Đông y phải mất cả tháng mới thấy chuyển biến tích cực. Bởi vậy, sự kiên nhẫn trong thời gian điều trị là vô cùng cần thiết.

Phòng tránh và chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ

Yếu tố cơ địa kết hợp với các điều kiện thuận lợi ngoài môi trường sẽ khiến phụ nữ bị đau vai gáy cao hơn nam giới gấp nhiều lần. Bởi vậy, tìm hiểu về cách phòng tránh và chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ để giúp cho một nửa thế giới của chúng ta có một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn là việc làm rất cần thiết.

Xem thêm:
 
Phòng tránh và chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ

Phòng tránh đau vai gáy ở phụ nữ


Đến nay, chúng ta vẫn chưa có vacxin phòng bệnh đau vai gáy ở phụ nữ, mọi biện pháp phòng bệnh khác cũng không cho hiệu quả toàn diện. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều, nó vẫn có công dụng bảo vệ sức khỏe.

Chế độ ăn uống khoa học với phụ nữ không chỉ là một phương pháp phòng bệnh mà còn là cách làm đẹp đơn giản và hiệu quả. Để phòng bệnh đau vai gáy, phụ nữ nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải. Ngoài ra nên chú ý uống đủ mỗi ngày 2 lít nước.

Cần cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày để duy trì sự linh hoạt và dẻo dai của cơ thể. Phụ nữ không nhất thiết phải tham gia những môn đòi hỏi nhiều sức lực mà chỉ cần tập những môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội.

Cần để cổ, vai gáy hoạt động đúng tư thế. Tránh hiện tượng để vùng này bị gãy gập do ngủ gục trên bàn, gối đầu trên gối cao hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Với chị em làm văn phòng, nên đi lại hoặc vận động xoay cổ nhẹ nhàng sau khoảng 45 phút làm việc để làm giảm áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh vùng vai gáy.

Sau quá trình mang thai và sinh con, cơ thể vốn yếu ớt của phụ nữ sẽ càng trở nên nhạy cảm hơn. Đây cũng là lúc những cơn đau vai gáy có cơ hội tấn công người bệnh. Bởi vậy, việc quan tâm đến sức khỏe trong thời gian này càng quan trọng.

Chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ như thế nào?


Việc chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ muốn đạt hiệu quả cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý như làm việc sai tư thế, ngồi lâu trong môi trường điều hòa có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thay đổi thói quen vận động. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng đã nặng thì phương pháp này không thật sự khả quan.

Sử dụng thuốc là phương án điều trị bắt buộc với đau vai gáy ở phụ nữ bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý. Hơn nữa, các bệnh gây ra chứng đau vai gáy đa số đều là bệnh mạn tính (thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ) nên việc điều trị đòi hỏi phải theo đuổi lâu dài, nhiều khi là điều trị suốt đời.

Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc (Đông y hoặc Tây y), dùng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để khắc phục khi bệnh quá nặng. Tuy nhiên, tất cả những phương pháp này đều phải được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh lý mà quá trình trị bệnh đau vai gáy ở phụ nữ sẽ mất thời gian chờ đợi kết quả khác nhau. Có những trường hợp dùng thuốc Đông y phải mất cả tháng mới thấy chuyển biến tích cực. Bởi vậy, sự kiên nhẫn trong thời gian điều trị là vô cùng cần thiết.
Đọc thêm..