Đau vai gáy là hiện tượng thường gặp không phân biệt lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Bởi vậy có không ít mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh liệu có thể mắc đau vai gáy không. Chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.


 
Trẻ sơ sinh liệu có thể mắc đau vai gáy hay không?

Trẻ sơ sinh có bị đau vai gáy hay không?


Trên thực tế, đau vai gáy xảy ra do 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân cơ học (làm việc sai tư thế, ngẩng hoặc cúi quá lâu, gối đầu lên vật cứng…) và nguyên nhân bệnh lý (bao gồm cong vẹo cột sống cổ, chấn thương cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ). Có thể nói, các nguyên nhân này rất khó gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng điều này không có nghĩa là trẻ sơ sinh không thể bị đau vai gáy.

Trẻ sơ sinh bị đau vai gáy chủ yếu do cha mẹ đặt trẻ nằm sai tư thế hoặc cho trẻ nằm võng quá nhiều. Việc đặt trẻ nằm võng có thể làm trẻ bớt quấy khóc và dễ chìm vào giấc ngủ hơn nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến xương cột sống của trẻ, gây ra hiện tượng đau lưng hoặc đau vai gáy.

Nhận biết trẻ sơ sinh bị đau vai gáy như thế nào?


Trẻ sơ sinh chưa biết nói, do đó chúng thể hiện tất cả mọi mong muốn hoặc sự khó chịu của cơ thể bằng cách quấy khóc. Bởi vậy việc nhận biết trẻ sơ sinh bị đau vai gáy gặp rất nhiều khó khăn.

Việc chúng ta cần làm là quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của trẻ. Liệu cha mẹ đã để con nằm đúng tư thế hay chưa, cho con ăn có đủ chất hay chưa. Trong một số trường hợp, thiếu canxi cũng có thể làm trẻ dễ bị đau vai gáy. Khi thấy trẻ quấy khóc dữ dội mà không biết nguyên nhân do đâu, dỗ mãi không nín thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Đau vai gáy ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?


Đau vai gáy ở trẻ sơ sinh bước đầu thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Chỉ cần cha mẹ để trẻ được nằm nghỉ ngơi thoải mái là hiện tượng này sẽ nhanh chóng chấm dứt.

Tuy nhiên, trong trường hợp cho trẻ nằm võng liên tục trong một thời gian dài có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như hội chứng rung lắc ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, gây cong vẹo xương cột sống, ảnh hưởng đến sự hô hấp, phát triển cơ bắp và chiều cao của trẻ.

Để trẻ sơ sinh không bị đau vai gáy


Để khắc phục chứng đau vai gáy ở trẻ sơ sinh, nên để trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bố trí thời gian cho trẻ được tắm nắng buổi sớm để cung cấp vitamin D và tăng khả năng hấp thụ canxi của xương khớp.

Chỉ nên để trẻ nằm võng khi giấc ngủ ngắn chứ không để trẻ nằm liên tục nhiều giờ. Cần lót chiếu hoặc đặt trẻ nằm ngang võng để tránh tình trạng cong vẹo cột sống. Tốt nhất vẫn là tập cho trẻ thói quen ngủ giường từ khi còn nhỏ.

Trẻ sơ sinh liệu có thể mắc đau vai gáy hay không?

Đau vai gáy là hiện tượng thường gặp không phân biệt lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Bởi vậy có không ít mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh liệu có thể mắc đau vai gáy không. Chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.


 
Trẻ sơ sinh liệu có thể mắc đau vai gáy hay không?

Trẻ sơ sinh có bị đau vai gáy hay không?


Trên thực tế, đau vai gáy xảy ra do 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân cơ học (làm việc sai tư thế, ngẩng hoặc cúi quá lâu, gối đầu lên vật cứng…) và nguyên nhân bệnh lý (bao gồm cong vẹo cột sống cổ, chấn thương cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ). Có thể nói, các nguyên nhân này rất khó gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng điều này không có nghĩa là trẻ sơ sinh không thể bị đau vai gáy.

Trẻ sơ sinh bị đau vai gáy chủ yếu do cha mẹ đặt trẻ nằm sai tư thế hoặc cho trẻ nằm võng quá nhiều. Việc đặt trẻ nằm võng có thể làm trẻ bớt quấy khóc và dễ chìm vào giấc ngủ hơn nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến xương cột sống của trẻ, gây ra hiện tượng đau lưng hoặc đau vai gáy.

Nhận biết trẻ sơ sinh bị đau vai gáy như thế nào?


Trẻ sơ sinh chưa biết nói, do đó chúng thể hiện tất cả mọi mong muốn hoặc sự khó chịu của cơ thể bằng cách quấy khóc. Bởi vậy việc nhận biết trẻ sơ sinh bị đau vai gáy gặp rất nhiều khó khăn.

Việc chúng ta cần làm là quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của trẻ. Liệu cha mẹ đã để con nằm đúng tư thế hay chưa, cho con ăn có đủ chất hay chưa. Trong một số trường hợp, thiếu canxi cũng có thể làm trẻ dễ bị đau vai gáy. Khi thấy trẻ quấy khóc dữ dội mà không biết nguyên nhân do đâu, dỗ mãi không nín thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Đau vai gáy ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?


Đau vai gáy ở trẻ sơ sinh bước đầu thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Chỉ cần cha mẹ để trẻ được nằm nghỉ ngơi thoải mái là hiện tượng này sẽ nhanh chóng chấm dứt.

Tuy nhiên, trong trường hợp cho trẻ nằm võng liên tục trong một thời gian dài có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như hội chứng rung lắc ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, gây cong vẹo xương cột sống, ảnh hưởng đến sự hô hấp, phát triển cơ bắp và chiều cao của trẻ.

Để trẻ sơ sinh không bị đau vai gáy


Để khắc phục chứng đau vai gáy ở trẻ sơ sinh, nên để trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bố trí thời gian cho trẻ được tắm nắng buổi sớm để cung cấp vitamin D và tăng khả năng hấp thụ canxi của xương khớp.

Chỉ nên để trẻ nằm võng khi giấc ngủ ngắn chứ không để trẻ nằm liên tục nhiều giờ. Cần lót chiếu hoặc đặt trẻ nằm ngang võng để tránh tình trạng cong vẹo cột sống. Tốt nhất vẫn là tập cho trẻ thói quen ngủ giường từ khi còn nhỏ.
Đọc thêm..