Hiện tượng đau mỏi vai gáy hầu như tất cả chúng ta đều mắc phải, nhưng tỉ lệ nữ giới bị căn bệnh này tấn công cao hơn hẳn so với nam giới. Vậy tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy, và chúng ta có cách nào khắc phục vấn đề này hay không?

 
Tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy

Tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy?


Các triệu chứng đau vai gáy ở nữ giới có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Các nghiên cứu về căn bệnh này cho thấy rằng yếu tố cơ địa kết hợp với thói quen vận động của nữ giới chính là nguyên nhân làm hiện tượng đau mỏi vai gáy xảy ra phổ biến hơn.

- Ảnh hưởng từ yếu tố cơ địa: Xương của nữ giới có cấu tạo ngắn và mỏng hơn nhiều so với nam giới. Chính đặc điểm cơ địa này khiến cho sức khỏe của nữ giới yếu hơn, nếu vận động mạnh cũng sẽ dễ xảy ra chấn thương hơn. Nếu cùng làm một công việc với cường độ như nhau thì nữ giới thường bị đau vai gáy nhiều hơn nam giới.

- Quá trình mang thai và sinh con: Trong thời gian mang bầu, cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi cả về cân nặng, hooc môn, nội tiết tố, tâm sinh lý và cả sức khỏe. Đau vai gáy là hiện tượng thường thấy ở 80% phụ nữ mang thai. Sau khi sinh con, hiện tượng này có thể chấm dứt hoặc không, đôi khi là hình thành các bệnh lý liên quan đến xương khớp cần được điều trị cụ thể.

- Thói quen vận động: Nữ giới hoạt động thể thao ít hơn nam giới, điều này khiến cơ thể khó có được sự dẻo dai, do đó hay bị đau nhức khi phải làm việc nhiều. Tuy nhiên, nữ giới lại hay phải làm nội trợ, chính những công việc không tên này lại là nguyên nhân làm họ bị đau vai gáy.

- Bệnh béo phì: Theo thống kê, có khoảng 60% phụ nữ trên 40 tuổi gặp phải các vấn đề về cân nặng. Việc này cũng tạo điều kiện cho bệnh xương khớp, trong đó có đau vai gáy phát triển.

Nữ giới khắc phục chứng đau vai gáy bằng cách nào?


Chúng ta không thể phòng đau vai gáy bằng cách tiêm vacxin giống như nhiều bệnh khác, do đó việc phòng tránh hầu hết phụ thuộc vào bản thân người bệnh.

Có thể nói phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất hiện nay là ăn uống đủ chất, kiểm soát cân nặng và tập thể dục thể thao đều đặn. Nên tạo cho mình thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các môn yoga, bơi lội, đạp xe hay đi bộ. Nếu phải làm việc, hãy bố trí cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi để chúng phục hồi các tổn thương.

Tham khảo thêm: Phòng tránh và chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ


Khi thấy các triệu chứng đau vau gáy kéo dài trên 3 ngày theo xu hướng ngày càng nặng thì rất có thể bạn đã mắc bệnh xương khớp. Khi đó, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị cụ thể. Việc lạm dụng thuốc giảm đau trong trường hợp này có thể làm tình hình càng tồi tệ hơn.

Tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy

Hiện tượng đau mỏi vai gáy hầu như tất cả chúng ta đều mắc phải, nhưng tỉ lệ nữ giới bị căn bệnh này tấn công cao hơn hẳn so với nam giới. Vậy tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy, và chúng ta có cách nào khắc phục vấn đề này hay không?

 
Tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy

Tại sao nữ giới thường bị đau vai gáy?


Các triệu chứng đau vai gáy ở nữ giới có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Các nghiên cứu về căn bệnh này cho thấy rằng yếu tố cơ địa kết hợp với thói quen vận động của nữ giới chính là nguyên nhân làm hiện tượng đau mỏi vai gáy xảy ra phổ biến hơn.

- Ảnh hưởng từ yếu tố cơ địa: Xương của nữ giới có cấu tạo ngắn và mỏng hơn nhiều so với nam giới. Chính đặc điểm cơ địa này khiến cho sức khỏe của nữ giới yếu hơn, nếu vận động mạnh cũng sẽ dễ xảy ra chấn thương hơn. Nếu cùng làm một công việc với cường độ như nhau thì nữ giới thường bị đau vai gáy nhiều hơn nam giới.

- Quá trình mang thai và sinh con: Trong thời gian mang bầu, cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi cả về cân nặng, hooc môn, nội tiết tố, tâm sinh lý và cả sức khỏe. Đau vai gáy là hiện tượng thường thấy ở 80% phụ nữ mang thai. Sau khi sinh con, hiện tượng này có thể chấm dứt hoặc không, đôi khi là hình thành các bệnh lý liên quan đến xương khớp cần được điều trị cụ thể.

- Thói quen vận động: Nữ giới hoạt động thể thao ít hơn nam giới, điều này khiến cơ thể khó có được sự dẻo dai, do đó hay bị đau nhức khi phải làm việc nhiều. Tuy nhiên, nữ giới lại hay phải làm nội trợ, chính những công việc không tên này lại là nguyên nhân làm họ bị đau vai gáy.

- Bệnh béo phì: Theo thống kê, có khoảng 60% phụ nữ trên 40 tuổi gặp phải các vấn đề về cân nặng. Việc này cũng tạo điều kiện cho bệnh xương khớp, trong đó có đau vai gáy phát triển.

Nữ giới khắc phục chứng đau vai gáy bằng cách nào?


Chúng ta không thể phòng đau vai gáy bằng cách tiêm vacxin giống như nhiều bệnh khác, do đó việc phòng tránh hầu hết phụ thuộc vào bản thân người bệnh.

Có thể nói phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất hiện nay là ăn uống đủ chất, kiểm soát cân nặng và tập thể dục thể thao đều đặn. Nên tạo cho mình thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các môn yoga, bơi lội, đạp xe hay đi bộ. Nếu phải làm việc, hãy bố trí cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi để chúng phục hồi các tổn thương.

Tham khảo thêm: Phòng tránh và chữa trị đau vai gáy ở phụ nữ


Khi thấy các triệu chứng đau vau gáy kéo dài trên 3 ngày theo xu hướng ngày càng nặng thì rất có thể bạn đã mắc bệnh xương khớp. Khi đó, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị cụ thể. Việc lạm dụng thuốc giảm đau trong trường hợp này có thể làm tình hình càng tồi tệ hơn.
Đọc thêm..